Cấu tạo của bút bi - CHI TIẾT từng loại 

 23/12/2020  Đăng bởi: Admin

Hiện nay, trên thị trường có 3 loại bút bi phổ biến nhất, gồm bút bi, bút semi gel và bút gel. Cấu tạo của mỗi loại bút có sự khác biệt. Tuy nhiên, nếu nắm rõ cấu tạo của bút sẽ hỗ trợ bạn sử dụng bút tốt hơn, hoặc có thể sửa chữa khi bút viết gặp sự cố. Trong bài viết dưới đây, Hồng Hà sẽ cùng bạn đi tìm hiểu cấu tạo bút bi

 

1. Cấu tạo chi tiết của bút bi

Bút bi thường được thiết kế đơn giản, trẻ trung hiện đại, phù hợp với nhiều đối tượng người dùng, phổ biến nhất là dạng nút bấm.

 

Dáng bút thon gọn, màu sắc vỏ đa dạng (nhựa trong/ nhựa mờ). Thân bút được làm từ nhựa bền chắc, khó nứt vỡ. Grip cao su hoặc thiết kế tạo gân nhằm đảm bảo cầm êm tay, giảm trơn trượt khi viết.

 

Một chiếc bút bi đầy đủ thường gồm các bộ phận:

  • Ruột bút gồm: Đầu bi và ống pic chứa mực bi
  • Lò xo
  • Cổ bút
  • Cán bút
  • Nắp bút
  • Agrap (Phần để gài)
  • Các chi tiết nhỏ khác

Các bộ phận cấu tạo của bút bi

Các bộ phận cấu tạo của bút bi

 

2. Cấu tạo chi tiết của bút semigel

Bút semigel được thiết kế tương tự như bút bi, song có sự khác biệt ở loại mực sử dụng. Vỏ bút làm nhựa bền chắc, có màu sắc đa dạng (nhựa trong/nhựa mờ). Phần đệm cao su (grip) được đưa vào nhằm giảm trơn trượt do mồ hôi tay khi viết. 

Các bộ phận cơ bản của bút semigel gồm:

  • Ruột bút: Đầu bi và ống pic chứa mực bi, có nhúng bảo vệ đầu ngòi. 
  • Lò xo
  • Cổ bút
  • Cán bút
  • Nắp bút
  • Agrap (phần để gài)
  • Chi tiết nhỏ khác

Các bộ phận cấu tạo của bút semi gel

Các bộ phận cấu tạo của bút semi gel

 

3. Cấu tạo chi tiết của bút gel

Khác với bút bi và bút semi gel, bút gel thường được thiết kế dạng nắp đậy. Hình dáng nhỏ gọn, phù hợp với tay cầm của học sinh. Thân bút làm từ nhựa bền chắc, phối màu  bắt mắt.

Bút gel thường gồm các bộ phận sau:

  • Ruột bút: Gồm đầu gel và ống pic chứa mực gel, chất chống chảy mực
  • Cổ bút
  • Cán bút
  • Nắp bút
  • Phần nhựa bảo vệ đầu ngòi (thường lắp bên trong nắp bút)
  • Agrap (phần để gài)
  • Đuôi bút (thường lắp với cán bút)

Các bộ phận cấu tạo của bút gel

Các bộ phận cấu tạo của bút gel

 

4. Một vài lưu ý khi chọn bút bi

Để có thể sở hữu một chiếc bút bi đáp ứng cả chất lượng và tính thẩm mỹ. Khi mua bút, bạn cần lưu ý những điều cơ bản sau:

  • Bút không bị chảy mực: Bút bị chảy mực thường do để lâu hoặc bảo quản không đúng cách. Sử dụng bút này dễ làm bẩn giấy viết, tay cầm, gây mất mỹ quan. 
  • Viết thử kiểm tra xem bút có tắc mực: Nên thử bút trên giấy nháp có tại quầy trước khi mua, đảm bảo bút ra mực đều.
  • Chất liệu vỏ bút: Chọn bút có vỏ làm bằng nhựa ABS, SAN hoặc PC. Đây là những chất liệu an toàn với sức khỏe người dùng và đảm bảo được độ bền trong quá trình sử dụng. 
  • Thiết kế, kiểu dáng: Nên chọn cổ bút có tạo vân hoặc đệm cao su để tăng ma sát, tăng độ bám của tay, giúp người viết không bị trơn trượt, mỏi tay khi sử dụng. 
  • Độ bền của ngòi bi: Những chiếc bút bi khi viết có cảm giác viết êm tay, không gai, gợn sẽ tạo trải nghiệm viết tốt và có độ bền cao hơn. 
  • Độ xuống mực liên tục: Một chiếc bút bi chất lượng, khi viết phải xuống mực liên tục. Đồng thời, trong quá trình viết, không xảy ra tình trạng đọng mực, chảy mực, tắc mực.

Để sở hữu được chiếc bút bi có đầy đủ tiêu chí trên, bạn nên chọn bút bi của các thương hiệu lớn, uy tín như Hồng Hà. Bút bi Hồng Hà có cấu tạo bền chắc, chất liệu an toàn, thiết kế thông minh và ngòi viết trơn êm, mực ra đều… Đồng thời, các sản phẩm cũng có màu sắc, kiểu dáng đa dạng giúp bạn dễ dàng chọn được chiếc bút yêu thích. 

Bút bi Hồng Hà thiết kế thông minh, ngòi viết trơn êm

Bút bi Hồng Hà thiết kế thông minh, ngòi viết trơn êm

 

Bạn có thể tham khảo thêm các mẫu mã bút bi của Hồng Hà tại: 

Trên đây là thông tin về các thành phần cấu tạo của bút bi theo từng loại bút và một số lưu ý khi chọn lựa. Hy vọng sau khi đọc bài viết này, bạn đã hiểu hơn về chiếc bút bi quen thuộc và có thể chọn được sản phẩm tốt nhất, phù hợp nhất để hỗ trợ công việc cũng như quá trình học tập của mình.