-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
“Bật mí” cách bảo quản bút bi không phải ai cũng biết
15/01/2021 Đăng bởi: Admin“Của bền tại người”, dùng bút bi cũng vậy. Nếu bạn biết cách bảo quản bút bi, bút sẽ có độ bền cao, sử dụng được lâu dài, tránh được những vấn đề như tắc mực, khô mực... ảnh hưởng đến quá trình sử dụng hay tuổi thọ của bút.
Trong bài viết dưới đây, Hồng Hà sẽ đưa ra những tư vấn hữu ích, giúp bạn kéo dài thời gian sử dụng chiếc bút bi của mình.
Nội dung bài viết
1. Vì sao cần bảo quản bút bi cẩn thận?
2. Một số cách bảo quản bút bi
3. Khắc phục một số “bệnh” của bút
3.2. Ngòi bút tiếp xúc mạnh với vật cứng
3.3. Làm sạch đệm cao su ở cổ bút
1. Vì sao cần bảo quản bút bi cẩn thận?
Nhiều người có quan niệm bút bi chỉ sử dụng trong thời gian ngắn. Hơn nữa, giá thành bút bi tương đối rẻ, lại dễ dàng mua tại bất kỳ cửa hàng văn phòng phẩm nào, nên người sử dụng thường không chú trọng giữ gìn, bảo quản bút bi.
Tuy nhiên, với 1 bút bi sử dụng được lâu dài, người dùng sẽ có thêm nhiều lợi ích như:
- Tiết kiệm chi phí: Thực tế, bút bi có thể sử dụng được lâu với độ dài viết lên đến hơn 1000m tùy loại mực. Hơn nữa, nhiều công ty đã sản xuất thêm cả ruột bút bi để thay khi hết mực. Vì thế, nếu bảo quản bút tốt, chỉ cần thay ruột bút, bạn đã tiết kiệm được một khoản đáng kể cho việc mua bút mới.
- Tạo nên trải nghiệm viết tốt nhất: Nếu bảo quản bút bi tốt, bạn sẽ hạn chế gặp phải tình trạng bút bị gai, mực ra không đều, khô mực,... Nhờ vậy, quá trình sử dụng sẽ trở nên thuận lợi hơn, đem đến trải nghiệm viết tốt nhất.
- Bảo vệ môi trường: Nguyên liệu tạo nên bút bi thường là nhựa hoặc kim loại, rất khó phân hủy trong môi trường thường. Do vậy, hạn chế thay mới bút bi sẽ góp phần tích cực trong việc giảm lượng rác thải nhựa ra môi trường.
Biết cách bảo quản bút bi sẽ hạn chế tình trạng bút bị tắc mực, khô mực
2. Một số cách bảo quản bút bi
Hồng Hà mách bạn một số cách sau để bảo quản bút bi nhé.
- Đậy nắp hoặc bấm thụt ngòi khi không sử dụng: Nhờ việc đậy nắp hoặc bấm thụt ngòi khi không sử dụng mà ngòi bút được bảo vệ, không bị va chạm vào những vật dụng cứng gây hỏng đầu bi. Ngòi bút cũng sẽ không bị tiếp xúc lâu với không khí gây khô đầu bi, khó ra mực.
- Cất bút vào hộp hoặc túi bút sau khi viết xong: Việc tạo thói quen cất bút vào hộp hoặc túi bút sau khi sử dụng giúp hạn chế tình trạng thất lạc bút và tránh làm rơi/ hỏng bút.
- Để bút ở nơi có nguồn nhiệt vừa phải, tránh nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp: Nhiệt độ cao có thể làm ngòi bút bi chảy mực hay ruột bút/thân bút bị biến dạng. Nhiệt độ quá thấp dễ làm mực bị khô, vón dẫn đến tình trạng bút bị tắc mực.
- Không mua bút bi để lâu: Để tránh tình trạng bút bị khô mực do quá hạn sử dụng, bạn nên quan sát thời gian sản xuất in trên bao bì sản phẩm. Thông thường, thời hạn sử dụng của bút bi là 2 năm.
Sau khi viết xong, cần bấm ngòi vào trong để ngòi tránh va đập trực tiếp với các đồ vật khác gây hư hỏng
3. Khắc phục một số “bệnh” của bút
Dưới đây là một số cách “trị bệnh” của bút bi mà Văn phòng phẩm Hồng Hà muốn chia sẻ với bạn:
3.1. Mực bị khô vào mùa đông
Vào mùa đông, thời tiết vừa lạnh vừa hanh khô, mực dễ bị khô. Do đó, khi viết, mực không ra đều, chữ bị mất nét, thiếu nét... gây khó khăn cho người sử dụng.
Bạn có thể áp dụng 4 cách dưới đây để “chữa trị căn bệnh” này:
- Cách 1: Ngâm đầu bút vào bát nước ấm khoảng 5 phút để làm ấm mực và sau đó viết bình thường. Sau khi ngâm hãy lau sạch nước để tránh bị nhòe mực lúc viết.
- Cách 2: Hơ nóng ngòi bút trên ngọn lửa (của diêm/ nến/ bật lửa…) trong vài giây (tối đa là 2 – 3 giây). Nhiệt của ngọn lửa sẽ làm mực ở đầu bút chảy và viết được bình thường. Khi hơ, bạn cần chú ý khoảng cách đầu bút với lửa để không làm hỏng ngòi bút hoặc làm chảy lớp nhựa ruột bút.
- Cách 3: Làm ấm ngòi bút nhẹ nhàng bằng máy sấy trong vài giây. Trong quá trình sấy, bạn cần liên tục thử ngòi để biết thời điểm bút viết được và dừng sử dụng máy sấy.
- Cách 4: Đối với một số bút bi có mực gốc dầu, việc ngâm đầu ngòi bút vào cồn hoặc rượu sẽ tốt và nhanh tan hơn so với nước ấm.
Ngâm ngòi bút bi gốc dầu vào dung dịch cồn khoảng 5 – 10 phút để mực chảy đều hơn
3.2. Ngòi bút tiếp xúc mạnh với vật cứng
Nếu ngòi bút bi tiếp xúc mạnh với vật cứng khiến bút khó ra mực. Để khắc phục tình trạng này, bạn chỉ cần viết liên tục bút dưới tờ giấy trắng để đầu ngòi trơn dần và trở lại bình thường. Bạn có thể thay giấy trắng bằng một miếng cao su hoặc cục gôm (tẩy).
Viết bút bi lên giấy trắng để viên bi trong đầu ngòi lăn và ra mực
3.3. Làm sạch đệm cao su ở cổ bút
Nếu phần đệm cao su trên cổ bút bị bẩn, gây mất thẩm mỹ, bạn hãy áp dụng các mẹo sau:
- Cách 1: Dùng tăm bông hoặc bông thấm cồn và lau sạch phần đệm cao su bị bẩn. Cồn sẽ bay hơi và làm mờ đi các vết bẩn, bao gồm cả mực bút bi.
- Cách 2: Dùng gôm (tẩy) tẩy vết bẩn trên đệm cao su.
Với các mẹo mà Hồng Hà vừa nêu ở trên, chỉ cần bạn áp dụng áp dụng đúng là có thể an tâm sử dụng bút lâu dài. Tất nhiên, bạn vẫn nên chọn sản phẩm chất lượng để hạn chế những tình huống hi hữu xảy ra như bút tắc mực, bút bị lỗi thiết kế…
Trong các loại bút bi hiện có trên thị trường, bút bi Hồng Hà nổi bật với thiết kế đẹp, chất lượng cao. Các sản phẩm được nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm đem đến những trải nghiệm viết tốt nhất cho người sử dụng.
Bút semi gel 2600 có đầu bi 0.7mm nhập khẩu từ Thụy Sĩ cho nét viết trơn, êm, mực ra đều
Bút bi 2461 với độ dài viết lên đến hơn 1000m.
Hy vọng rằng, những gợi ý về cách bảo quản bút bi của Hồng Hà sẽ giúp bạn bảo quản và sử dụng bút tốt hơn, góp phần kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.
Để tham khảo thêm các sản phẩm bút bi chất lượng cao của Hồng Hà, bạn vui lòng truy cập tại đây. Chúc bạn có những trải nghiệm mua sắm thú vị, tìm ra được loại bút ưng ý!